Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng

Chủ nhật, 24/03/2024 11:00 (GMT+7)

Mini series Tuyệt chủng - bộ tranh vẽ các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thuộc Sách đỏ Việt Nam - của Duy Hồ nhận được nhiều sự quan tâm.

Mini series Tuyệt chủng khắc hoạ hình ảnh một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam - Ảnh: NVCC

Mini series Tuyệt chủng khắc hoạ hình ảnh một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ Việt Nam - Ảnh: NVCC

Mini series Tuyệt chủng - bộ tranh vẽ những nhân vật kì lạ và ấn tượng

Mini series Tuyệt chủng gồm 1 tranh bìa và 5 bức tranh do tác giả gen Z Duy Hồ (tên thật Hồ Ngọc Duy, sinh năm 2000) thực hiện. Duy Hồ đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, là họa  sĩ minh họa tự do.

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 2.

Duy Hồ (2000), tác giả của mini series Tuyệt chủng - Ảnh: NVCC

Trong Tuyệt chủng, tác giả Duy Hồ nhân hóa những loài động, thực vật nguy cấp bằng cách kết hợp chúng cùng trang phục vào các thời Lê.  

Khi đăng tải tác phẩm trên trang cá nhân và một số hội nhóm lớn về hội hoạ trên Facebook, Duy Hồ nhận được nhiều sự quan tâm,  lời khen từ cộng đồng mạng. 

Nhiều fanpage cũng đăng lại sản phẩm của anh chàng và thu về lượt tương tác lớn.

Hành trình sáng tạo của tác giả gen Z Duy Hồ 

Chia sẻ về ý tưởng, Duy Hồ cho biết, trong quá trình nghiên cứu tìm kiếm hình ảnh phù hợp cho mini series, bạn nhận ra những cá thể động, thực vật trong Sách đỏ rất ít thấy trong các tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy bạn quyết định chọn chúng và cho chúng một tạo hình đặc biệt để bộ tranh ấn tượng hơn.

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 3.

Sả mỏ rộng - Ảnh: NVCC

Duy Hồ chỉ mất 10 phút phác thảo sơ bộ cho 5 cá thể thuộc 5 giống loài khác nhau. Bạn mất khoảng hơn 5 ngày để hoàn thiện toàn bộ. Tuy nhiên, Duy cũng bật mí thêm, 5 ngày là tổng thời gian hoàn thành từ nhiều ngày ngắt quãng.

Nói về điểm đặc biệt nhất của bộ tranh – các loài động, thực vật "mặc" trang phục cổ từ các thời Lê – Duy Hồ chia sẻ: "Ngoài để gây ấn tượng, việc thêm thắt các yếu tố trang phục từ hai triều đại nhà Lê của Việt Nam là do cá nhân Duy rất yêu thích những giá trị văn hoá truyền thống. Đồng thời, tư liệu về trang phục của các thời đại này khá đầy đủ, phong phú nên dễ dàng trong việc sáng tạo cho từng "nhân vật" hơn".

Mini series Tuyệt chủng của Duy cũng được nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trần Quang Đức  dành lời khen là một tác phẩm đẹp.

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 4.

Voọc mũi hếch - Ảnh: NVCC

Tạo ra mini series Tuyệt chủng, Duy Hồ cũng gặp một số khó khăn riêng. Theo chàng hoạ sĩ gen Z, đoạn khó nhất chính là phối màu sao cho các nhân vật có điểm đồng bộ với nhau, nhưng vẫn giữ được nét thú vị riêng.

Đơn cử như Ngũ gia bì gai – loài cây có quả mọc thành chùm và có màu xanh lá – trùng với màu sắc của Bướm xanh đuôi dài. Để cả hai "nhân vật" trong cùng series có nét đồng bộ, việc phối màu chiếm khá nhiều thời gian.

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 5.

Ngũ gia bì gai - Ảnh: NVCC

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 6.

Bướm xanh đuôi dài - Ảnh: NVCC

Khi được hỏi về "nhân vật" mà Duy Hồ thích nhất trong mini series,  Duy Hồ cho biết đó là Ốc bản đồ. Đây là loài đầu tiên Duy thực hiện khi vừa có ý tưởng nên có nhiều cảm xúc nhất, nhưng cũng là bức vẽ lâu nhất. Nếu nhìn kĩ, người xem sẽ thấy có rất nhiều lớp màu phối với nhau vô cùng kì công.

Độc đáo bộ tranh về các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng- Ảnh 7.

Ốc bản đồ - Ảnh: NVCC

Nói về sự quan tâm và đón nhận của cư dân mạng, chàng hoạ sĩ trẻ hào hứng: "Mình rất vui khi mini series Tuyệt chủng được mọi người đón nhận nhiều đến vậy. Cá nhân mình cũng chỉ mới tìm hiểu về một số loài Sách đỏ có trong mini series thôi. Nhờ mọi người đóng góp, mình đã có thêm nhiều kiến thức cũng như ý tưởng để tiếp tục mini series này trong tương lai".

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: