Mách teen những trò chơi giúp bài thuyết trình lôi cuốn hơn

avatar THẢO NGỌC

Thứ năm, 09/11/2023 20:30 (GMT+7)

Việc lồng ghép những trò chơi thú vị, sống động sẽ giúp bạn ghi điểm với thầy cô, bạn bè đồng thời tăng hiệu quả của bài thuyết trình.

Khi thuyết trình, teen luôn cố gắng chuẩn bị thật tốt về nội dung lẫn hình thức trình bày. Tuy nhiên, việc làm sao để bài thuyết trình không quá khô khan cũng khiến nhiều bạn đau đầu

Nghía qua một số gợi ý trò chơi dưới đây để bài thuyết trình trở nên hấp dẫn và thu hút hơn nhé.

Mách teen những trò chơi giúp bài thuyết trình lôi cuốn hơn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Freepik

Chọn người ngẫu nhiên trong lúc thuyết trình

Khi bạn muốn tương tác với cả lớp nhưng không biết phải mời bạn nào thì phải làm sao? Hãy thử dùng Duck Race (Cuộc đua của vịt) để chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp.

Duck Race là trang web cung cấp các tính năng tạo kết quả ngẫu nhiên. Người dùng có thể tự điều chỉnh thời gian cũng như số lượng vịt.

Minh họa cách chơi Duck Race

Mỗi chú vịt sẽ mang tên một thành viên trong lớp và cùng bơi đua với nhau. Chú vịt nào về đích trước sẽ là người được chọn. Cùng hồi hộp chờ xem chú vịt nào thắng cuộc sẽ giúp bầu không khí của buổi học trở nên sôi động hơn.

Trang web này còn nhiều phiên bản khác như cuộc đua ông già Nô en, máy gắp thú, nàng tiên cá,...

"Tam sao thất bản" phiên bản mới

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi có yếu tố hội họa thì Gartic Phone sẽ là một lựa chọn phù hợp. 

Nguyên tắc chơi khá đơn giản: Trong mỗi lượt chơi, một bạn sẽ viết một từ khóa để người thứ hai vẽ hình minh họa cho từ khóa đó. Đến người thứ ba sẽ đoán từ khóa dựa trên hình vẽ của người thứ hai. Cuộc chơi cứ tiếp tục cho đến khi hết số lượng người tham gia.

Với các môn học ngoại ngữ có nhiều từ vựng mới, các bạn có thể dùng trò chơi này để ghi nhớ lâu hơn. Cả lớp sẽ rất bất ngờ trước tài năng hội họa của một số thành viên đó.

Mách teen những trò chơi giúp bài thuyết trình lôi cuốn hơn - Ảnh 3.

Gartic Phone có nhiều chế độ chơi khác nhau như thường, bí mật, bản sao,… - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH.

Các trò chơi ôn tập kiến thức

Sau phần thuyết trình, để kiểm tra xem các bạn trong lớp đã nắm được các thông tin cần thiết hay chưa, hãy thử rủ lớp chơi Kahoot hoặc Quizizz.

Kahoot là phần mềm hỗ trợ tạo câu hỏi trắc nghiệm đã khá quen thuộc với nhiều người. Bạn có thể chèn thêm hình ảnh, âm thanh để câu hỏi thêm phần sinh động.

Quizizz bao gồm 5 loại câu hỏi khác nhau là trắc nghiệm, hộp kiểm, bình chọn, điền vào chỗ trống và câu hỏi mở. Bạn có thể tự tạo câu hỏi hoặc lấy từ thư viện chung của ứng dụng.

Mách teen những trò chơi giúp bài thuyết trình lôi cuốn hơn - Ảnh 4.

Kahoot thiết kế các câu trả lời trắc nghiệm theo 4 màu sắc đặc trưng - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Blooket là một trang web tạo trò chơi giải đố với các nhân vật đồ họa siêu đáng yêu. Người dùng tham gia bằng cách nhập mã trên web. Sau đó bạn trả lời các câu hỏi trong thời gian cho phép bằng thiết bị di động. Các bạn có thể tham gia theo đội hoặc cá nhân. Bạn nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ thắng.

Điều làm nên sự khác biệt của Blooket chính là các câu đố được lồng vào bối cảnh của các trò chơi khác nhau. Mỗi trò chơi lại có chủ đề và quy tắc riêng.

Mách teen những trò chơi giúp bài thuyết trình lôi cuốn hơn - Ảnh 5.

Người chơi Blooket thực hiện thử thách bằng cách trả lời đúng các câu hỏi - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Các bạn học sinh có thể tự thiết kế câu hỏi có liên quan đến bài thuyết trình. Sự canh tranh trong lớp sẽ giúp các teen có thêm hứng thú trong việc tiếp nhận kiến thức mới.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: