Ứng phó với áp lực từ sự kì vọng cao

Thứ bảy, 02/04/2022 10:07 (GMT+7)

Áp lực là hiện trạng tâm lý tất yếu xảy ra trong cuộc sống. Đứng trước nhiều rẽ cuộc đời và kiến thức cuộc sống còn hạn chế nhiều bạn trẻ gặp phải những khó khăn về cách giải quyết áp lực khi gặp tình huống trắc trở môi trường xung quanh nhất là từ sự kì vọng của gia đình.

Tìm người tâm sự

Bạn Võ Thị Mỹ Tiên

Mỗi khi gặp khó khăn và áp lực từ gia đình người thân về vấn đề nâng cao thành tích, cần nỗ lực đạt giải trong các kỳ thi, đôi lần Võ Thị Mỹ Tiên (Đồng Tháp) mệt mỏi và cảm thấy không đủ sức để thực hiện kỳ vọng mà mọi người dành cho, "Những lúc đó mình chỉ muốn ngồi vào góc tường, buông bỏ mọi thứ và hụt hẫng, tự trách bản thân khá nhiều", Tiên tâm sự.

"Mình chọn cách tìm người đủ tin tưởng để chia sẻ và mong nhận được lời khuyên từ họ. Có thể là thầy cô, bạn bè…khi nói được hết tâm sự và nỗi lo, mình thở phào nhẹ nhõm và trút gánh nặng trong lòng rất nhiều", Tiên chia sẻ về cách đã thực hiện khi bạn mệt mỏi.

Nói về áp lực trong giới trẻ, với Mỹ Tiên cảm thấy tần suất xuất hiện khá nhiều, nhưng bạn xem đây là thử thách đòi hỏi bản thân kiên trì, mạnh mẽ. "Sau cơn mưa trời lại sáng, mình tin áp lực đó sẽ giúp mình trưởng thành hơn trong tương lai", Tiên hy vọng.

Tìm sự đồng cảm và truyền cảm hứng từ phim, nhạc

Bạn Ong Thùy Trang

Đây là cách được Ong Thùy Trang (học sinh, Bạc Liêu) lựa chọn để làm giảm áp lực khi bạn gặp sự kỳ vọng cao từ ba mẹ cho mình. "Mình từ suy nghĩ buông bỏ và đôi lần dại dột suy nghĩ đến sự giải thoát bản thân khỏi cuộc sống áp lực, nhưng suy nghĩ lại mình thấy buông bỏ thì đó đồng nghĩa với mình tự cho mình là kẻ thất bại", Trang bộc bạch.

Ngoài việc tâm sự với mẹ để tìm thêm động lực, Trang còn nghe nhạc, ca hát, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, "Lúc mình gặp biến cố, áp lực thì mình tìm một bài hát để hát, tìm một bộ phim mà có hoàn cảnh tương tự hoặc đặc biệt tệ hơn hoàn cảnh để tạo có niềm tin, động lực tiếp tục cố gắng", Trang chia sẻ.

Ngồi yên viết nhật ký

Bạn Nguyễn Thị Thúy Diễm

Bạn Nguyễn Thị Thúy Diễm (Sinh viên tại TPHCM) chia sẻ: "Lúc mình cảm thấy mệt mỏi nhất là khi gánh trên vai những trọng trách nặng nề từ gia đình và mọi người xung quanh tạo ra, có thể là phải đạt được điểm cao, kiếm nhiều tiền, có vị trí công việc cao cấp trong tương lai…Điều đó làm mình áp lực và đôi lần cảm thấy quá khó khăn muốn từ bỏ, muốn buông xuôi không học nữa", Diễm bộc bạch.

"Nhưng rồi, mình lắng lòng lại, cảm nhận những điều tốt đẹp cuộc sống xung quanh, đem quyển nhật ký ra và trải lòng từng con chữ về những trắc trở vướng mắc, thể hiện mong muốn và quyết tâm vượt qua", Diễm kể về cách mình đã thực hiện để giảm stress trong bản thân. Theo đó, Diễm có 1 quyển nhật ký dày chất chứa đầy hạnh phúc và những giọt nước mắt mà bạn đã trải qua khi căng thẳng, mệt mỏi và tuyển tập những nụ cười mạnh mẽ vươn lên.

Cuộc sống là hành trình đầy chông gai và thử thách nhưng đằng sau đó có vô vàn hoa hồng tuyệt đẹp ngát hương thơm đón chờ con người mạnh mẽ, bản lĩnh. Hy vọng các bạn trẻ sẽ trang bị cho bản thân mình hành tranh về sự kiên trì, vượt khó và các cách xử lý áp lực hiệu quả để "biến đau thương thành sức mạnh", vươn lên chinh phục mục tiêu đã đặt ra.

Đọc tin về vụ việc em nam sinh lớp 10 tại một trường chuyên ở Hà Nội tự vẫn do gặp áp lực, mình đã... rơi nước mắt. Mình xúc động vì thế giới này mất đi một người, gia đình em ấy lại mất đi một người con, một người cháu... Mình chưa lập gia đình, chưa có con nhưng mình thấu hiểu được nỗi đau mất mát của đấng sinh thành... hơn bao giờ hết...
Mình xúc động khi nghĩ về tuổi thơ của mình, về thời đi học... Mình cũng gặp vô vàn những áp lực, thậm chí nhiều khi tuyệt vọng...
Nhiều khi mình tự hỏi, động lực nào đã giúp mình vượt qua những bài kiểm tra, những kỳ thi căng thẳng mang tính chất quyết định, với nỗi lo cơm áo gạo tiền... và có nguy cơ bỏ học...
Nhớ những ngày nắng đến cháy da, những trời mưa dầm dề tháng chín tháng mười, những trận lụt lịch sử... Con đường đến trường nước chảy xiết, sau lụt lại đầy sình lầy nhão nhoét, bùn văng dính đầy mặt mũi..., vậy mà thằng bé miền thôn quê ấy vẫn cần mẫn, cố gắng không vắng mặt mỗi buổi đến lớp...
Anh Nguyễn Thanh Tú khi còn là sinh viên. Hiện tại, anh đang công tác tại một đơn vị quân đội.
Động lực nào? Duyên cớ nào mà để có nghị lực lớn lao để vượt qua nỗi khó khăn trong quá khứ?
Đơn giản là mình nghĩ tới tương lai, tới gia đình, nghĩ tới cảnh mình thành công, cảnh mình tươi cười xúng xính trong bộ quần áo cử nhân trong ngày lễ tốt nghiệp Đại học,... là mình có niềm vui vượt qua mọi khó khăn...
Đơn giản là mình nghĩ mình không được đi học tiếp nếu không chịu cố gắng...
Đơn giản là mình không thể đầu hàng, không chịu khuất phục trước thất bại, không muốn hoàn cảnh có thể đánh gục ngã mình...
Nghĩ tới điều ấy thì lại xúc động, xúc động rồi lại có thêm niềm tin, để cố gắng, để vượt qua nghịch cảnh, để mỉm cười rồi bước tiếp...
Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay...
NGUYỄN THANH TÚ

KIM NGÂN

ẢNH: NVCC

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: