​Teen THPT Nguyễn Văn Linh hào hứng với cải lương

Thứ tư, 17/01/2018 21:25 (GMT+7)

Bước chân vào Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM), bạn sẽ thưởng thức món “đặc sản” rất lạ của trường. Đó là tiếng chuông, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi được thay bằng những bài hát dân ca: Trống cơm, Bắc kim thang hay Lý ngựa ô…


Diễn giả Hồ Nhựt Nam, nói về mâm ngủ quả
Những bài hát được cài đặt giờ và tự động phát lúc đổi tiết. Vào đầu giờ, giờ chơi và cuối giờ nhà trường sẽ phát nhạc dài hơn và có lời. Đây là một trong những hoạt động mang âm nhac dân tộc đến gần với giới trẻ của nhà trường, được triển khai từ tháng 9 - 2017.
Không dừng lại ở đó, trường còn tổ chức những buổi giao lưu âm nhạc dân tộc hoành tráng với sự xuất hiện của các nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc đến chia sẻ, truyền lửa cho các bạn học sinh nơi đây nữa đấy. Gần đây nhất, là buổi vinh danh văn hóa Nam bộ với sự diễn xướng của Hồ Nhựt Quang - Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ. Hơn 1000 học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM) thích thú với những câu chuyện về: Chiếc nón lá có 16 vành hay tại sao chiếc bánh xèo miền Nam to hơn bánh xèo miền Trung? câu chuyện về mâm ngũ quả, chiếc bánh tét ngày tết, chuyện trầu cau, đôi đũa…

Hàng ngàn học sinh thích thú với những trích đoạn cải lương được diễn ngay tại trường
Các bạn học sinh của trường đã cùng với các nghệ sĩ gạo cội trong làng cải lương tập luyện tái dựng trích đoạn chiến thắng lẫy lừng Bạch Đằng năm Mậu Tuất 938 của Ngô Quyền. Tiết mục hoành tráng của các bạn ấy, khiến Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, cô Phạm Thúy Hoan - Nguyên giảng viên Nhạc viên Thành phố gật gù khen ngợi.
Thầy Đoàn Nhật Quang - Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Linh cho biết : “Để học sinh yêu thích văn hóa, âm nhạc dân tộc thì phải bắt đầu lồng ghép từ những việc làm nhỏ ở trường như đưa âm nhạc vào những giờ ra chơi cho đến những buổi sinh hoạt ngoại khóa. Có như vậy thì âm nhạc dân tộc mới không bị lãng quên. Trong tương lai, trường sẽ thành lập CLB đờn ca tài tử hay âm nhạc dân tộc để tạo sân chơi cho các bạn học sinh”.

Học sinh trường trực tiếp tham gia diễn cải lương cùng các nghệ sĩ
Nguyễn Lai Gia Bội (lớp 11A1) chia sẻ: “Mình từng nghĩ cải lương, đờn ca tài tử chỉ dành cho thế hệ ông bà, ba mẹ mình. Nhưng khi mình nghe âm nhạc dân tộc mỗi buổi học ở trường, mình dần bị "ghiền" âm nhạc dân ca, dân tộc lúc nào không hay; đặc biệt là khi trực tiếp tham gia cùng các nghệ sĩ biểu diễn các trích đoạn cải lương, mình càng thêm yêu trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mình”.
CẨM VIÊN
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: