Sao Thiên Vương được tìm thấy như thế nào?

Thứ hai, 28/03/2022 20:46 (GMT+7)

Hành tinh thứ 7 trong Hệ Mặt trời, Sao Thiên Vương được phát hiện cách đây 241 năm.

Nhà thiên văn học William Herschel khi đang nhìn lên bầu trời đêm vào 13/3/1781 từ khu vườn của mình ở Anh thì ông tình cờ tìm thấy hành tinh thứ 7 từ mặt trời là Sao Thiên Vương. Đây cũng là hành tinh lớn thứ 3 về kích thước và lớn thứ 4 về khối lượng trong Thái dương hệ.

Sao Thiên Vương là hành tinh đầu tiên được phát hiện trong thời hiện đại. Minh họa: Vân Anh

Theo NASA, Herschel nghĩ rằng vật thể mà ông nhìn thấy qua kính thiên văn của mình là một sao chổi. Hai năm sau, hành tinh này chính thức được đặt tên là Uranus theo tên vị thần bầu trời của người Hy Lạp. Ban đầu Herschel muốn gọi thế giới là Georgium Sidus theo tên Vua George III nhưng đã bị gạt bỏ.

Đến năm 1977, NASA đã phóng chiếc tàu vũ trụ thực hiện chuyến du hành đầu tiên của hệ mặt trời. Con tàu bay gần Sao Thiên Vương nhất vào tháng 1/1986. Chuyến bay ở độ cao 50.600 dặm trên đỉnh mây của Sao Thiên Vương đã cung cấp cái nhìn chi tiết về hành tinh này, các mặt trăng, vành đai và bầu khí quyển của nó.

Tàu Voyager 2 tiếp cận sao Thiên vương.

Các hình ảnh của Voyager 2 đã dẫn đến việc phát hiện ra 11 mặt trăng chưa từng được nhìn thấy trước đây và khám phá chi tiết về các vành đai của hành tinh. Trong khi hầu hết mọi người nghĩ sao Thổ là hành tinh duy nhất có vành đai, nhưng thực tế các hành tinh đều có vành đai, bao gồm cả sao Thiên Vương có 13 vành đai.

Hệ thống vành đai phức tạp của Thiên tinh.

Sao Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên được đặt tên theo các nhân vật trong các tác phẩm của William Shakespeare và Alexander Pope. Thiên Vương tinh có 5 vệ tinh chính là Miranda, Ariel, Umbriel, Titania and Oberon. Hệ thống vệ tinh của sao Thiên Vương là hệ thống lớn nhất trong số các hành tinh khí khổng lồ.Trước chuyến du hành của tàu Voyager, chỉ có 5 vệ tinh được phát hiện. Vệ tinh Miranda được đặt tên vào năm 1948 và sau đó không có gì cho đến khi chuyến bay của Voyager 2 thực hiện năm 1986 đã tìm thấy Juliet, Puck, Cordelia, Ophelia, Bianca, Desdemona, Portia, Rosalind, Cressida và Belinda. Sau đó, Kính viễn vọng Không gian Hubble và các kính viễn vọng đặt trên mặt đất đã nâng tổng số lượng Mặt trăng của Sao Thiên Vương lên 27.

Vệ tinh của sao Thiên vương.

Sao Thiên Vương được coi là một "gã khổng lồ băng đá" vì phần lớn khối lượng của nó là băng được tạo thành từ nước, metan và amoniac. Đây là hành tinh lạnh nhất trong Hệ mặt trời bởi nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới -224 °C. Sâu bên trong hành tinh này là lớp băng và đá. Một ngày của Thiên vương tinh mất khoảng 17 giờ và khoảng 84 năm Trái đất để hoàn thành một quỹ đạo mặt trời.

Sao Thiên Vương được coi là một "gã khổng lồ băng đá".

VÂN ANH

(Theo Mực Tím)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: