Ôn thi môn hóa học: hệ thống kiến thức theo chuyên đề

Thứ sáu, 16/06/2017 18:08 (GMT+7)

Thầy Trịnh Đình Thảo (Giáo viên môn Hóa trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM) tư vấn cho teen bí quyết để giành điểm cao trong kì thi THPT quốc gia 2017.

Ở phần lí thuyết, ngoài việc hệ thống hóa kiến thức thì học sinh cần rà soát kiến thức, khoanh vùng, phân loại và ôn luyện theo chuyên đề, đặc biệt chú ý:

+ Tên gọi: tên thường, tên thay thế, tên thông dụng, tránh những hiểu sai thường gặp. Ví dụ Ca(OH)2 còn được gọi là vôi tôi, khi tan trong nước tạo thành dung dịch thì dung dịch thu được mới thường được gọi là nước vôi trong

+ Tính chất vật lý của các chất: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan,...

+ Ứng dụng, liên hệ đời sống

+ Phần hình vẽ.

+ Thao tác thực hành thí nghiệm: Dù phần này không có trong chương trình lớp 12, nhưng học sinh có thể lấy sách giáo khoa lớp 10 đọc lại vì là nội dung có tính ứng dụng thực tiễn thường gặp trong đề thi môn hóa.

+ Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học.

Thầy Trịnh Đình Thảo. Ảnh FBNV

Về bài toán hóa học, học sinh cần hệ thống hóa lại các dạng bài tập cơ bản, chắc chắn giải được các bài toán để đạt được mục tiêu điểm 8 trong bài thi. Rèn luyện các phương pháp quy đổi, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố,... Đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để hệ thống hóa, rèn luyện bản chất hóa học và phương pháp giải bài tập có đồ thị. Khi đã có thể “vững tin” về điểm 8 trong kì thi, học sinh nên tập trung làm thêm các dạng câu khó thường gặp trên đề: este, peptit, nhiệt nhôm, phản ứng của sắt,... sau đó hệ thống hóa cách làm đối với các dạng bài tập này.

Thầy Trịnh Đình Thảo

(Giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Q.1)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: