Ngày 8/3 trên vùng cao

Thứ sáu, 08/03/2019 13:23 (GMT+7)

Trên hành trình của tớ đến với vùng núi cao tại xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Tớ đã được lắng nghe những mong ước nhỏ nhoi của những “bông hoa núi rừng” đầy khát khao về một ngày 8/3.

Ghé thăm lớp học 3B của cô giáo Đỗ Thị Quỳnh Như (Trà Xuân, Quảng Ngãi) các em học sinh đang chăm chỉ học bài, nghe cô giảng bài học mới. Sỉ số lớp 15/15, các em ngồi ngay, lưng thẳng, hăng hái lên bảng phát biểu bài học. Trong lớp học cũng khá khan trang với đầy đủ bàn ghế, tập sách, giấy vở. Những năm qua, được sự giúp, cũng như các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như các mạnh thương quân mà các bạn học sinh vung cao đã phần nào vơi bớt đi nỗi lo không có bàn ghế, sách vở để học tập.


Không khí của những ngày lễ, ngày 8/3 ở vùng cao diễn ra đơn sơ, giản dị mà cũng ý nghĩa không kém. Cô Như chia sẻ: “Ngày 8/3 đầu tiên khi nhận công tác tại trường, không có quà hay hoa mà chỉ đơn giản là các em đứng lên rồi cùng nói chúc mừng cô. Cảm xúc lúc đó là vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì chưa quen phong tục và cuộc sống còn xa lạ, nhưng niềm vui lại lớn hơn rất nhiều vì các em dù là người dân tộc, không quen với ngày lễ này nhưng vẫn nhớ đến cô giáo”, cô Như bộc bạch.


Ghé thăm trường THPT Tây Trà, nhân ngày 8/3 những đóa hoa rừng dành tặng các cô, các bạn nữ được cất bên trong hộc bàn cùng lá thư tay cho những ai đã “lỡ một nhịp”. Nhiều lớp còn tụ tập nhau làm một bữa ăn thịnh soạn từ cá sông nướng, trái cây trên núi, tụ tập hát hò.


Nếu có một mong muốn, các bạn muốn 8/3 nhận được gì?

Em Hồ Thị Tiên (Hội đồng tự quản của lớp 3B) kể: "Ngày 8/3 mong muốn lớn nhất của em là được mặc đồ mới, có đồ ăn”. Hằng ngày, ngoài giờ học trên trường, Tiên còn lên rẫy, vươn rừng chặt củi về nấu cơm. Ngày thứ bảy, chủ nhật ở nhà em lên rừng đốn củi về bán. Thường thường, em kiếm được khoảng 50 nghìn từ việc bán củi, số tiền này Tiên phụ ba mẹ mua gạo.

Bạn Hồ Thị Biến (học sinh lớp 9, Trà Phong) chia sẻ: "Mình muốn có đủ gạo. Có những hôm hết gạo lại không có tiền. Chị em mình phải nhịn đói, có bữa không nhịn được nữa, phải ra rừng hái lá (lá của cây củ mỳ) về nấu ăn tạm”. Khác với mong muốn của Biên, người chị họ ở cùng phòng, bạn Hồ Thị Thanh lại muốn được học may thành thạo, sau này có thể mở một cửa tiệm nhỏ, may những bộ đồ đẹp, đỡ đần cho ba mẹ.


Trong những mái chòi nhỏ nằm liêu xiêu bên lề đường, đấy là những căn nhà tạm được các em học sinh cấp 2, cấp 3 dựng lên để đến trường. Nhà các em cách xa trường học mười mấy cây số, đường xá lại khúc khuỷu, gập ghềnh đến đi bộ cũng dễ té trượt vì độ dốc lớn. Vậy nên, các em tự dựng chòi, lều để tiện đến trường học. Tớ có ghé thăm một cô bạn, Hồ Thị Biên (Trà Thọ, học sinh lớp 12). Thanh ở với 5 người bạn khác từ các huyện khác nhau về Tây Trà đi học. Trong ngôi nhà tạm bợ vỏn vẹn chỉ để vừa cái giường và ngăn bàn học cho 5 người. Biên và các bạn sợ những khi trời mưa và những ngày trở lạnh, ngôi nhà thiêu chột đủ chỗ, lại không đủ kín. Những ngày như thế, chả ai ngủ được, cứ vừa lo, vừa sợ.

Ngày 8/3 đối với bạn bè và cả Biên vốn không có gì đặc biệt. Biên kể, 8/3 mình có sang nhà cô chú hàng xóm mượn điện thoại gọi về cho mẹ hỏi thăm sức khỏe, có tiền đi làm thêm thì gửi tiền về phụ ba mẹ.

Còn bạn, bạn mong ước điều gì trong ngày 8/3 hôm nay?

UYỂN CẦM

Theo Mực Tím

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: