Mặt Trăng của Trái Đất không phải là “mặt trăng” duy nhất?

Chủ nhật, 21/11/2021 19:29 (GMT+7)

Từ Trái Đất nhìn lên bầu trời chúng ta chỉ nhìn thấy một Mặt Trăng duy nhất, nhưng sự thật không phải như vậy vì Hệ Mặt Trời rộng lớn và chứa nhiều điều thú vị hơn nhiều.

Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái Đất ở tất cả mọi thời điểm. Tính đến năm 2020, Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Mặt Trăng mà chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất không phải là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời.

Phần nhìn thấy được từ Trái Đất (Nguồn: Wikipedia)

Khái niệm "mặt trăng" (không viết hoa) theo nghĩa chung chỉ các vật thể vệ tinh quay quanh một hành tinh gọi là vệ tinh tự nhiên. Sự thật là hầu hết các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều có vệ tinh tự nhiên, ví dụ sao Mộc có hơn 67 mặt trăng và thậm chí sao Hỏa cũng có đến 2 mặt trăng rất nhỏ nhìn giống tiểu hành tinh (Deimos và Phobos), ngoại trừ sao Thuỷ và sao Kim là không có. Mặt Trăng (viết hoa) chính là để chỉ “chị Hằng” của chúng ta, cũng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Các hành tinh và những mặt trăng của chúng (Nguồn: Internet)

Mặt trăng Io của sao Mộc (Nguồn: NASA)

Mặt trăng Hyperion của sao Thổ có hình dáng như san hô và đây là mặt trăng duy nhất không có dạng hình cầu được phát hiện (Nguồn: NASA)

NHI NGUYỄN

(Theo MỰC TÍM)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: