Làm thế nào để đọc sách có hiệu quả?

Thứ năm, 06/01/2022 23:45 (GMT+7)

“Khi ta đọc là ta học, lúc muốn học thì ta đọc thôi”, đó là chia sẻ của sinh viên Tiêu Ngọc Thúy (khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp) khi được hỏi về lý do đã đến tham gia và xuất sắc vượt qua hàng nghìn thí sinh ở các trường học, học viện trong cả nước, 2 liền đoạt giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” (do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức).

Trước sự xuất hiện của nhiều nền tảng tra cứu thông tin, việc đọc sách ngày nay không phải là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi có ý định hiểu biết những kiến thức mà mình trăn trở. Ngọc Thúy bộc bạch những suy nghĩ về việc xây dựng “văn hóa đọc” trong những quyển sách của bản thân với mong muốn lan tỏa niềm đam mê sách cũng như cách để đọc quyển sách đạt hiệu quả cao nhất đến với các bạn trẻ.

Đọc sách giúp bạn có nhiều kiến thức hay và bổ ích. Ảnh minh họa

Một trong những kĩ năng quan trọng để đọc sách có hiệu quả theo bạn là gì?

Dù là đọc lướt hay đọc nghiền ngẫm đều cần kỹ năng tập trung. Có lẽ kỹ năng tập trung chính là kỹ năng làm nền tảng cho những kỹ năng khác. Muốn đọc sách hiệu quả ta nên đặt toàn bộ sự chú ý vào quyển sách mình đang đọc thì việc đạt kiến thức sẽ nhanh chóng và khắc sâu hơn

2 năm liên tiếp đạt giải cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc", bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm trước khi bắt tay vào chọn quyển sách để đọc?

Việc chọn lựa sách cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng đến lối phân tích của ta. Ta không nên chọn quyển sách quá đình đám, bán chạy, giới thiệu quyển sách ấy giảm đi tính riêng biệt và tính gợi sự tò mò. Khi quyển sách quá quen thuộc thì có thể dẫn đến việc bị trùng, khi đó giám khảo xem kỹ cách khai thác tác phẩm theo chiều hướng khác, giám khảo sẽ đòi hỏi tính mới trong bài. Theo quan điểm cá nhân, chúng ta không cần chờ khi thi mới chọn sách, mà hãy đọc mỗi ngày và chọn dự thi quyển sách đem đến cho bản thân ta nhiều cảm xúc nhất. Khi đó, bài dự thi sẽ mượt mà và chân thực.

Theo bạn, đọc sách thì cần không gian như thế nào?

Môi trường đọc sách hiệu quả phải yên tĩnh, hoặc có nhạc nhỏ, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, yếu tố thoải mái, thoáng mát cũng rất quan trọng, vì vậy nên lựa chọn một nơi có cửa sổ, có không gian thiên nhiên và đặt biệt không nên đặt điện thoại ở gần chúng ta khi đọc.

Giới trẻ hiện nay đa phần chạm vào sách thấy chán nản và lười biếng, vậy làm gì để tìm cảm hứng khi đọc?

Nên bắt đầu với sách liên quan đến sở thích trước sẽ dễ dàng để thành lập thói quen. Nếu bạn trẻ thích truyện ngắn, hãy cứ chọn truyện đọc miễn là việc đọc được diễn ra thường xuyên. Lí do chán nản và lười là do các bạn không quen, hãy thử với điều đơn giản và phù hợp với chủ đề mình quan tâm có thể khơi dậy tinh thần ham đọc. Ngoài ra, cảm hứng còn đến từ môi trường xung quanh. Bản thân mình may mắn ở gần những người bạn siêng đọc, họ cho mình một nguồn động lực tốt để cầm cuốn sách lên mà khám phá.

Bản thân là một sinh viên với học tập và làm thêm bận rộn, làm sao cân bằng giữa việc " học và đọc"?

Do chị ưu tiên việc đọc. Đọc sách là việc không thể thiếu trong cuộc sống, như việc ta ăn cơm, tắm rửa. Như đồng hồ sinh học với bản thân, mỗi ngày mình dành thời gian buổi sáng và tối để đọc. Khi học hay làm bài xong sớm thì đọc, bất cứ lúc nào rảnh sẽ không để thời gian chết, mà bù vào đó là đọc sách. Vì vậy, cân bằng việc đọc và học hoàn toàn không khó khăn.

Theo bạn khung giờ nào lý tưởng cho việc đọc sách nhất?

Có lẽ là buổi sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ. Sáng sớm là lúc ta tập trung và giàu năng lượng nhất, nên đọc sách sẽ hiệu quả hơn các khung giờ khác. Đọc sách buổi sáng còn giúp ta tạo nguồn năng lượng tích cực để bắt nhịp cho một ngày làm việc hiệu quả. Đối với khi đọc buổi tối, kiến thức sẽ được ta lưu trữ và liên kết tốt hơn khi đọc xong và chìm vào giấc ngủ đủ có chủ đích.

Bạn có lời khuyên gì đến các bạn học sinh, sinh viên trong "xây dựng văn hóa đọc" hiện nay?

“Xây dựng văn hoá đọc” là một cụm từ đẹp và hoa mỹ nhưng nó được thực hiện bằng những hành động đơn giản thôi, bao gồm đọc sách mỗi ngày. Hãy xem đọc sách như một việc làm giải trí hữu ích mà ưu tiên đọc mỗi ngày, dù là một trang cũng đỡ hơn không chạm đến quyển sách lấy một lần. Mỗi ngày, đọc nội dung bạn thích, đọc với thời gian bạn chọn. Tự nhiên bạn trở nên hiền lành, thanh tú, mở rộng vòng tròn ảnh hưởng của mình, từ đó những người xung quanh sẽ cầm sách theo.

Tiêu Ngọc Thúy (sinh viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp) luôn mong muốn lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến với mọi người. Ảnh NVCC

Được biết, với tinh thần vượt khó cùng với niềm đam mê sách mãnh liệt của mình, Ngọc Thúy sở hữu trong tay mình rất nhiều giải thưởng trong hành trình 4 năm học bậc đại học của mình: giải B cuộc thi “Review sách năm 2019”, giải Khuyến khích cuộc thi “Viết cảm nhận về sách năm 2020”, giải Nhất cuộc thi “Quyển sách ấn tượng nhất của tôi” cấp trường năm 2021…

Cảm ơn Ngọc Thúy đã chia sẻ, hy vọng những kinh nghiệm thú vị, giá trị tích cực cho mọi người khi bước trên hành trình xây dựng và giữ gìn “văn hóa đọc” cho bản thân.

KIM NGÂN

(theo Mực tím)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: