Đầu năm mới trò chuyện với chuyên gia Nguyễn Phi Vân về tương lai chúng ta

Thứ năm, 24/01/2019 15:51 (GMT+7)

Vừa qua, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân - tác giả cuốn sách Tôi, tương lai và thế giới đã có các buổi giao lưu, chia sẻ với teen về tương lai của chính chúng ta.

Công dân toàn cầu đã trở thành một khái niệm “quen tai” đối với Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Vậy công dân toàn cầu là gì? Vì sao người trẻ nên trở thành công dân toàn cầu? Và đâu là hành trang quan trọng nhất họ cần có để vượt qua những cơn sóng hiện tại, hội nhập tương lai?

Thấu hiểu trăn trở và nỗi lo lắng của thế hệ những vấn đề được đặt ra, Nguyễn Phi Vân đã cho ra đời đứa con tinh thần “Tôi, Tương lai & Thế giới”. Không chỉ giúp bạn trẻ biết mình cần phải học gì, làm gì; nữ diễn giả còn hỗ trợ họ trả lời được hai câu hỏi đang mờ mịt trong suy nghĩ của số đông xã hội: “Ta là ai? Và ta sẽ về đâu?”.

Công dân toàn cầu không phải là một phong trào – càng không phải là lối sống mà đó chính là trách nhiệm, khát vọng của nhân loại ở thế kỷ hiện tại.

“Công dân thế giới, nó là hiểu biết, là tâm thế, là tư duy, quan điểm sống thênh thang, ôm chầm lấy mọi nóc nhà khác biệt. Cuối cùng ai trên đời này cũng chỉ muốn chạm vào hay chữ hạnh phúc mà thôi. Khác gì đâu, nếu bạn trắng hay đen, cao hay thấp, già hay trẻ, nói tiếng gì và sống ở nơi mô.”

Để có thể hoàn thành trách nhiệm tương lai này, trước hết mà xây dựng bản thân ở hiện tại thật vững. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung) - người trẻ chính là nguồn nhân lực đóng vai trò chính trong sự hội nhập của đất nước. Đứng trước sự phát triển như vũ bão trong thời đại mới, người trẻ sẽ trở thành hiền tài nếu trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xã hội, những phẩm chất chuẩn mực của con người. Trước khi trở thành công dân toàn cầu, thách thức đầu tiên đối với người trẻ chính là đảm bảo tư cách công dân của chính mình.

Thế giới bất định. Kiến thức học được trong trường, mới học xong đã cũ. Giờ sao? Đâu có cách nào khác đâu, cứ phải tiếp tục học bỏ kiến thức cũ, học nạp kiến thức mới, học cũng cố kiến thức đang có, học nâng cao và chuyên sâu kiến thức chuyên ngành, … Nói học nghe thật là ám ảnh.” – Tác giả Nguyễn Phi Vân chia sẻ.

Hội nhập hiện tại, hoàn thiện bản thân chính là sống và cống hiến cho hiện tại mà không màng điều nhỏ nhặt, hèn nhát. Với lý tưởng ấy, người trẻ dựa vào đó mà phát huy sự học của mình - sự học nền tảng để hội nhập thế giới trở thành thanh niên thời đại.

Theo quan niệm xưa thì “luỹ tre làng” là những vách ngăn để phân cách làng này với làng kia, song ngày nay, tư duy “luỹ tre làng” có thể là những biên giới hữu hình hay vô hình ngăn cách đất nước với thế giới, ngăn cách các vùng miền trên thế giới với nhau. Một công dân toàn cầu là một công dân bước ra khỏi “luỹ tre làng”, sẵn sàng hội nhập tương lai, nhìn ngắm thời đại máy.

Chưa bao giờ trong lịch sử mà con người phải suy nghĩ, phản tư về cái sự người của mình hơn thời đại chuyển đổi này. Nên thôi, kiến thức chỉ chọn lọc và cơ bản. Kỹ năng và phẩm chất đổ móng xây nền. Rồi khi thế giới vỡ ra như nào là tri thức tương lai, ai đã có nền sẽ biết cần bổ sung tri thức thế nào cho phù hợp. Học, không còn là chuyện của trường. Tự học, là kỹ năng quan trọng nhất cả đời, để người còn có thể sống còn cùng máy”.

Tương lai có ở đâu xa. Tương lai đang diễn ra ở ngay đây - hàng ngày hàng giờ. Ngoài những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ, trình độ chuyên môn, không ít người thiếu sót những kỹ năng quan trọng khác như giao tiếp. Hỗ trợ bạn trẻ hội nhập tương lai – “hoà nhập nhưng không hoà tan” vào vòng xoáy thời đại máy, tác giả Nguyễn Phi Vân đã gửi gắm bộ kỹ năng sinh tồn gồm 4C hội nhập và 6 phẩm chất mà mỗi người phải học, phải nắm chắc để vững bước vào tương lai mới. Khi ranh giới vật lý đã không thể cản trở kết nối tri thức, thế giới ngày một đa sắc màu bởi thông tin bốn phương và mạng xã hội là nơi tương tác của những mục đích chung thì tính cạnh tranh, nắm bắt cơ hội sẽ dâng thêm ngày một cao.

Nếu giao tiếp, sáng tạo, giải quyết, hợp tác là những kĩ năng bổ trợ như giáp sắt bên ngoài thì tò mò, phát kiến, kiên định, thích ứng, lãnh đạo, nhận thức văn hoá là những phẩm chất nội hàm mà công dân thế kỷ 21 nhất định phải rèn luyện mỗi ngày. Lấy đó làm kim chỉ nam trong sự học và sự sống của chính mình. Đã học thì chẳng có bất kỳ điểm dừng nào. Tuổi già vẫn cứ học thôi vì hành trang sẽ luôn đổi mới.

MINH MINH

Theo Mực Tím

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: