Mệt mỏi khi người yêu muốn “kiểm soát mọi thứ”

avatar NGỌC HỒNG

Chủ nhật, 23/07/2023 17:46 (GMT+7)

Trong mối quan hệ tình cảm, ranh giới giữa "quan tâm" và "quan tâm quá mức" đặc biệt mong manh. Và khi sự quan tâm biến thành kiểm soát thì mọi thứ khó mà bền lâu...

Lan và Tâm (tên nhân vật đã thay đổi) chia tay cách đây 3 tháng. Người yêu của Lan cho rằng, anh chàng cảm thấy bị kiểm soát quá mức, khó chịu với thái độ ghen tuông vô cớ của cô. Trong khi Lan lại cảm thấy mình chẳng có lỗi gì.

Bởi thực tế, cô đã cho Lan mật khẩu tài khoản mạng xã hội của mình và ... nài nỉ người yêu làm điều tương tự. Mọi chuyện chỉ... rắc rối khi Lan đọc được tin nhắn một cô gái rủ Tâm... học nhóm chung. Lan nhanh chóng "reply" từ chối mà không nói lại với Tâm

Tâm không hài lòng với chuyện Lan tự tiện đọc tin nhắn, cứ như thể bị kiểm soát cuộc sống riêng tư. Trong khi Lan thì nghĩ mình chỉ quan tâm người yêu. Thế là cãi nhau và đi đến kết thúc mối quan hệ tình cảm.

Câu chuyện trên cho thấy, trong mối quan hệ tình yêu giữa hai người, ranh giới giữa "quan tâm" và "quan tâm quá mức" đặc biệt mong manh.

Và khi sự quan tâm đến mức gần như là kiểm soát thì dễ dàng phá hủy mối quan hệ tốt đẹp. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo dành cho các cặp đôi:

Đặt ra nguyên tắc vô lý

Để tìm được một nửa lúc nào cũng phải đạt tiêu chuẩn, hợp gu với mình là việc ít ai có thể làm được. Dù vậy vẫn có người luôn muốn duy trì hình mẫu người yêu lý tưởng lâu dài với mong muốn độc chiếm đối phương.

Mệt mỏi khi người yêu muốn “kiểm soát mọi thứ” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Pixabay

Họ áp đặt người yêu bằng những quy tắc về thời gian, cách ứng xử, phong cách ăn mặc và đủ các kiểu cấm đoán là được như thế này, không được như thế kia để đối phương giữ vững khuôn mẫu mà bản thân muốn. Nguyên nhân chính bắt đầu từ sự bất an, thiếu tin tưởng của chính họ.

Phụ thuộc quá nhiều vào đối phương

Khi xây dựng mối quan hệ tình yêu giữa hai người, ai trong cả hai đều mong đợi đối phương sẽ dành sự yêu thương, ủng hộ và đồng hành cùng mình. Tuy nhiên, việc mong đợi điều gì từ nửa kia cũng tồn tại những giới hạn. Có những thứ bản thân phải tự làm, tự vượt qua.

Người có sự ỷ lại quá mức là người luôn trông chờ nửa kia xử lý mọi việc giúp mình. Đó là cách bạn tự làm giảm đi lòng tự tôn để nâng đối phương lên và tìm kiếm cảm giác an toàn từ đối phương, dần trở thành người phụ thuộc.

Can thiệp vào sự riêng tư của "nửa kia"

Với một người thích kiểm soát trong tình cảm, họ không nghĩ đến việc giữ chừng mực cho mối quan hệ cả hai. Mỗi giờ, mỗi phút người kia phải báo cáo đầy đủ và chi tiết tình trạng đang làm gì, ở đâu, đi với ai...

Mệt mỏi khi người yêu muốn “kiểm soát mọi thứ” - Ảnh 3.

Kiểm soát cả tài khoản mạng xã hội là dấu hiệu cảnh báo cho mối quan hệ của bạn. Ảnh minh họa: Pexels/GeriTech

Họ ép buộc người yêu phải cho họ tài khoản mạng xã hội, liên tục kiểm tra điện thoại và sẵn sàng chặn hay huỷ kết bạn với người họ xem "có nguy cơ". Họ muốn tách biệt nửa kia với các mối quan hệ ngoài xã hội bằng cách hạn chế nói chuyện với bạn bè, thậm chí là người thân.

Đến thời gian nghỉ ngơi họ cũng muốn được người yêu dành toàn bộ cho mình. Không muốn người yêu tụ tập bạn bè hay nếu muốn đi phải có cả hai người.

Tự làm tổn thương bản thân để chứng minh tình yêu

Họ bắt đầu lấy sự sống chết của mình để mở đầu câu chuyện của cả hai. Nguy hiểm hơn là sử dụng những cách cực đoan để tự làm hại cơ thể nhằm chứng minh bản thân rất yêu đối phương.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: