Hóa ra lại có nhiều loại stress khác nhau đến thế và một trong số đó thật sự tốt cho bạn

Thứ hai, 21/10/2019 09:34 (GMT+7)

Cuộc sống không có bất kì áp lực hay căng thẳng thì thật hoàn hảo biết bao. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết thỉnh thoảng bạn nên bước ra khỏi vùng thoải mái của mình, tức là chấp nhận sự có mặt của một vài căng thẳng trong cuộc sống bởi nó thật sự tốt cho bạn.

Căng thẳng tốt và xấu

Cuộc sống của chúng ta vốn được tạo thành từ những áp lực và căng thẳng. Ở mỗi trường hợp, chúng sẽ có những mức độ khác nhau và tùy vào đó sẽ gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống của bạn.

  1. Phản ứng tích cực: Đây là điều mà bạn thường gặp nhất trong quá trình phát triển và trưởng thành và được đặc trưng bởi sự gia tăng nhịp tim, sự tăng tiết hormone ở mức độ nhẹ giúp bạn tập trung hơn. Nó cũng được xem là phản ứng có lợi nhất mà stress mang lại cho bạn.
  2. Phản ứng chịu đựng: Khi phản ứng này xảy ra, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó khăn để vượt qua tình trạng hiện tại. Nó có thể được tạo ra từ sau một cuộc chia tay, sau một chấn thương. Nhưng thông thường chúng ta vẫn có thể chấp nhận và chịu đựng được.
  3. Phản ứng độc hại: Đây chính là phản ứng bất thường, chúng gây ra những phản ứng hết sức tiêu cực đến bạn và gây hại đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Và để hiểu vì sao chúng ta lại có những phản ứng khác nhau, thì bạn cần phân biệt về những loại căng thẳng khác nhau dưới đây.

Căng thẳng cấp tính (Acute stress)

Đây là dạng căng thẳng phổ biến nhất và thường xảy ra khi chúng ta phải đối mặt với một thử thách hoặc sự kiện mới chưa từng tham gia trước đây. Đó có thể là một sai sót trong công việc, bạn cãi nhau với bạn thân hay được giao một nhiệm vụ mới ở lớp học,.. Hoặc có thể là khi phải dạy con mình cách đi xe đạp và nó sẽ gây nên “một căng thẳng cấp tính” cho cả bạn và con bạn. Nhưng đồng thời, nó sẽ rất vui vì để lại cho bạn và con những kí ức đẹp.

Bên cạnh đó, dạng stress cấp tính này sẽ giúp kích thích não bộ và cải thiện tình hình sức khỏe của bạn. Trong một nghiên cứu đã phát hiện rằng căng thẳng cấp tính sẽ giúp các tế bào gốc cải thiện hiệu suất và khả năng tư duy của bạn cũng sẽ tốt lên.

Tuy nhiên thật ngạc nhiên, việc có quá ít áp lực hay căng thẳng có thể dẫn đến sự nhàm chán. Và sự nhàm chán trong cuộc sống đôi khi còn là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Căng thẳng cấp tính theo giai đoạn (Episodic acute stress)

Khi quá trình căng thẳng cấp tính diễn ra thường xuyên, nó sẽ chuyển thành căng thẳng cấp tính theo giai đoạn. Khi bạn cảm thấy lo lắng mọi lúc vì những điều đôi khi quá nhỏ nhặt, cảm giác tiêu cực sẽ chiếm lấy bạn. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đầu và khiến hệ miễn dịch yếu đi.

Đó là lý do vì sao bạn cần sớm điều chỉnh lối sống của mình trở nên lành mạnh hơn và đồng thời tích cực rèn luyện bản thân để nhìn nhận mọi khó khăn một cách dễ dàng hơn.

Một số người trong chúng ta có xu hướng phải chịu đựng dạng stress này nhiều hơn. Đó là những người nóng tính và những người thường dễ cảm thấy lo lắng căng thẳng hơn so với mọi người xung quanh.

Căng thẳng mạn tính (Chronic or toxic stress)

Khi căng thẳng cấp tính diễn ra thường xuyên và không được giải quyết một cách triệt để trong một thời gian dài, nó sẽ dần trở thành mạn tính. Nguyên nhân gây ra căng thẳng mạn tính có thể là từ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một công việc tồi tệ nhưng vẫn phải chịu đựng, hoặc do khó khăn tài chính mang đến.

Căng thẳng mạn tính là một dạng stress cực kỳ độc hại và nguy hiểm. Nó có thể phá hủy sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn đồng thời có khả năng dẫn đến ung thư, bệnh tim mạch và béo phì... Theo các nhà nghiên cứu, căng thẳng mạn tính có thể làm tăng nồng độ các hormone trong cơ thể và khiến trí của bạn nhớ ngày càng tồi tệ hơn.

Đôi khi, nguyên nhân gây của căng thẳng mạn tính có thể đến từ tuổi thơ quá khắc nghiệt với nhiều khó khăn. Trong trường hợp này bạn cần tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý hoặc áp dụng những phương pháp giải phóng tinh thần như thiền định, yoga.

Nếu bạn nhận thấy mỗi ngày qua đi, cuộc sống của bạn trở nên phức tạp và khó khăn hơn thì bạn không cần phải tìm bất kì mặt tích cực nào từ sự căng thẳng này. Thay vào đó hãy tìm đến sự giúp đỡ nếu bạn cảm thấy mình đang không ổn và chẳng thể vượt qua những áp lực đang gặp phải nhé!

MỰC UỐNG TRÀ ĐÁ
(theo B.S)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: